bet 365it - Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Chức năng nhiệm vụ

1. Đào tạo:

– Trong hơn 40 năm qua, bộ môn phục hồi chức năng đã đào tạo được 30 khoá KTV trung học VLTL và 10 khóa KTV cao đẳng VLTL và 6 khóa cử nhân PHCN với hơn 1.800 sinh viên đã tốt nghiệp. Đồng thời Bộ môn cũng kết hợp với các Sở Y tế địa phương mở các khóa ngắn hạn bổ sung kiến thức VLTL cho các nhân viên đang làm việc tại các cơ sở lâm sàng.

– Từ khi trường được nâng cấp thành Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, Bộ môn đã có những thay đổi để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của chương trình đào tạo. Hiện tại đang có 2 Giảng viên theo nghị định 111 là Tiến sĩ, 9 Giảng viên cơ hữu có trình độ Thạc sĩ, 3 giảng viên đang theo học chương trình Thạc sỹ kỹ thuật PHCN tại trường Đại học Y Dược TP HCM, Đại học Y Hà Nội và Đại học Mahidol Thái Lan. Hiện tại, Bộ môn đang đào tạo cho 4 khóa cử nhân chính quy và 2 khóa cử nhân liên thông PHCN. Đặc biệt, Bộ môn có vinh dự là nơi đầu tiên trong cả nước đào tạo cử nhân Kỹ thuật PHCN chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia đầu ngành đến từ Úc. Khoá cử nhân NNTL này đã tốt nghiệp và bổ sung vào nhân lực NNTL đang thiếu trên khắp cả nước. Khóa học NNTL thứ 2 đã bắt đầu và cũng đầy hứa hẹn.

- Các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác điều trị và giảng dạy tại Bộ môn ngày càng được nâng cao với nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại như Radio nhắm đích, Sóng xung kích, Laser công suất cao, Sóng ngắn, siêu âm điều trị…   Các phương tiện phục vụ công tác giảng dạy như máy chiếu Projector, hệ thống âm thanh, Tivi smart, phần mềm giảng dạy trực tuyến… được trang bị đầy đủ giúp cho việc tiếp cận thông tin của sinh viên dễ dàng hơn.

– Bộ môn đã biên soạn và dịch thuật nhiều sách chuyên ngành phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Nhiều bộ sách trong đó đã được Bộ Y tế duyệt và in phổ biến rộng rãi, được nhiều trường đào tạo y khoa trong cả nước sử dụng làm sách tham khảo và giáo trình dạy học. Bộ môn cũng đã tiếp nhận từ nhiều nguồn tài trợ với hàng trăm đầu sách chuyên ngành hay và quý giá giúp cho quá trình tự học nâng cao kiến thức của sinh viên và giảng viên.

2. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:

– Bộ môn đã thực hiện trên 40 đề tài nghiên cứu khoa học trong đó có một đề tài cấp bộ và 10 bài báo đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế.

- Từ năm 2008 Bộ môn phối hợp với trường đại học Jonkoping Thụy Điển trong việc trao đổi giảng viên và sinh viên giữa 2 trường nhằm chia sẻ và phát triển chuyên môn, kinh nghiệm dạy và học.

- Từ năm 2013 – 2015, Bộ môn đã hợp tác với tổ chức VNAH trong chương trình hỗ trợ người khuyết tật, dự án cũng đã hỗ trợ trang thiết bị để hình thành 2 phòng trị liệu ngôn ngữ cho đơn vị Âm ngữ trị liệu của Bộ môn. Hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo 2 môn học Hoạt động trị liệu và Ngôn ngữ trị liệu cho các khóa cử nhân PHCN.

– Từ năm 2013 đến nay, Bộ môn đã phối hợp với Trinh Foundation để xây dựng đơn vị Ngôn ngữ trị liệu và triển khai các khóa CPD cho các cựu học viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch và TFA cũng như phát triển chuyên môn liên tục cho tất cả nhân viên đang làm việc trong ngành Ngôn ngữ trị liệu tại Đà Nẵng. Ngoài ra TFA cũng đã hỗ trợ các nguồn tài nguyên như gửi tình nguyện viên sang Bộ môn để làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp thông quan chương trình AVI và hỗ trợ các loại đồ chơi trị liệu, các bộ công cụ lượng giá và sách chuyên ngành.

– Từ năm 2014, Tổ chức HVO hợp tác với Bộ môn để tăng cường hỗ trợ chương trình đào tạo cử nhân Vật lý trị liệu. Các hỗ trợ này bao gồm việc xây dựng lại và cải tiến chương trình đào tạo Vật lý trị liệu. Gửi các giảng viên thuộc nhóm học thuật trong từng chuyên ngành sang Đà Nẵng để hỗ trợ triển khai chương trình đào tạo. Mỗi năm tổ chức này đều cử 2-3 chuyên gia thuộc các chuyên ngành khác nhau sang công tác tại bộ môn từ 2-4 tuần để truyền đạt, cập nhật các kiến thức và kỹ thuật mới trong điều trị cho giảng viên và sinh viên cũng như tham gia trực tiếp vào việc huấn luyện, giảng dạy trên lâm sàng.

- Từ năm 2016 Bộ môn đã hợp tác với tổ chức Humanity Inclusion (HI) thông qua dự án hỗ trợ cho các bệnh nhân tổn thương não, dự án đã hỗ trợ Bộ môn đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo và hỗ trợ các khóa học cho giảng viên nhằm phát triển năng lực chuyên môn để triển khai chương trình cải tiến trong tương lai. Ngoài ra HI còn hỗ trợ nhiều đầu sách chuyên ngành Vật lý trị liệu và các khóa học CMI liên quan đến Vật lý trị liệu tại Việt Nam.

- Từ năm 2018 Bộ môn hợp tác với Ủy ban y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) và Trinh Foundation (TFA) thông qua tổ chức Viet Health dưới sự tài trợ của USAID đã triển khai khóa đào tạo thí điểm cử nhân kỹ thuật PHCN chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu đầu tiên tại Việt Nam và đang hỗ trợ đào tạo khoá thứ 2.

- Từ năm 2019 đến nay Bộ môn phối hợp với tổ chức MCNV thông qua Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCHIP) dưới sự hỗ trợ của USAID trong việc hỗ trợ đào tạo cán bộ y tế về Ngôn ngữ trị liệu và Vật lý trị liệu tại tuyến xã và tuyến huyện.

– Hiện nay, bộ môn cùng với 3 trường đang đào đạo cử nhân PHCN tại Việt Nam đã phối hợp cùng với Liên đoàn VLTL thế giới (WCPT) và Hội Vật lý trị liệu Việt Nam (VNPTA) tham gia dự án “ Cải tiến chương trình đào tạo Vật lý trị liệu tại Việt Nam” nhằm thống nhất chương trình đào tạo VLTL trong cả nước và theo hướng tiếp cập với thế giới.

3. Khám chữa bệnh:

- Cùng với các khoa khác trong nhà trường, bộ môn cũng đã triển khai công tác khám chữa bệnh tại Trung tâm chẩn đoán Y khoa với nhiều kỹ thuật mới được cập nhật. Hiện nay, các giảng viên của bộ môn cũng đã kết hợp triển khai vừa giảng dạy vừa kết hợp điều trị với nghiên cứu trên cả 2 lĩnh vực Vật lý trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu với nhiều trang thiết bị hiện đại được đầu tư.