bet 365it - Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Giới thiệu

Được thành lập từ tháng 9 năm 1980 với 02 giảng viên, hiện nay Bộ môn Phục hồi chức năng đã phát triển với 17 giảng viên cơ hữu và 02 giảng viên kiêm nhiệm theo nghị định 111 bao gồm: 02 Tiến sĩ Phục hồi chức năng, 10 Thạc sĩ Phục hồi chức năng, 02 Thạc sĩ bác sĩ Phục hồi chức năng, 05 cử nhân Phục hồi chức năng.

►CHỦ NHIỆM BỘ MÔN QUA CÁC THỜI KỲ:

Từ năm 1980 đến năm 2011

ThS. BS CK1 Lê Quang Khanh

Từ năm 2011 đến 2013

BS. CK1 Lê Hoàng Lan Hương

 

     Từ năm 2013 đến 2019

ThS. BS Cao Bích Thủy

Từ năm 2019 đến nay

TS. BS Nguyễn Tấn Dũng

 ►​PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG:

1. Nâng cao trình độ, năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ cho các giảng viên để đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng có bề dày lịch sử hơn 50 năm.

2. Nâng cao số lượng, chất lượng các nghiên cứu và khả năng học thuật chuyên sâu ở các lĩnh vực của PHCN bao gồm Ngôn ngữ trị liệu và Vật lý trị liệu.

3. Phát triển nguồn nhân lực, kiến thức và xem xét kế hoạch đào tạo sau đại học cho hai ngành đào tạo hiện có là Ngôn ngữ trị liệu và Vật lý trị liệu

3. Mở rộng thêm các đối tác tổ chức và đối tác quốc tế liên quan đến NCKH, dịch vụ dạy và học hướng đến chuẩn năng lực của ngành nghề thế giới.

5. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo các lớp chuyên và không chuyên, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong thời gian tới một cách hiệu quả nhất.

6. Tiếp tục biên soạn, cập nhật, bổ sung các kiến thức mới vào giáo trình phục vụ cho giảng dạy, tham khảo và nghiên cứu ở bậc đại học, đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội đối với đội ngũ cán bộ y tế làm công tác kỹ thuật về phục hồi chức năng.

7. Tăng hiệu quả và sự đa dạng của nguồn tài nguyên về nhân sự, dịch vụ, sách, trang thiết bị, công cụ liên quan đến lĩnh vực PHCN.

8. Phát triển thành khoa Phục hồi chức năng trực thuộc trường với các bộ môn chính: Bộ môn Vật lý trị liệu, Bộ môn Ngôn ngữ trị liệu.